Nhiều người trong chúng ta vẫn lầm tưởng về kỹ năng thuyết trình, nghĩ đó là một kỹ năng bẩm sinh hay phải trở thành một diễn giả tài ba thì sẽ không bị lúng túng khi trình bày. Và có thể chính bạn đã có một ý nghĩ: “Tôi không bao giờ có thể nói hay được”
–> Thật ra Thuyết trình có thể học tập và rèn luyện để trở nên tốt hơn mỗi ngày.
Thuyết trình là một hình thức của giao tiếp và có thể được nhận thấy ở dưới nhiều hình thức khác nhau.
Các hình thức thuyết trình trong kinh doanh:
- Viết: Thư, báo cáo, biên bản họp, đề nghị …
- Nói: Chuyện trò, họp, phỏng vấn, giới thiệu SP, …
Các giai đoạn thuyết trình:
- Trước buổi thuyết trình: chuẩn bị.
- Trong buổi thuyết trình: vận dụng các kỹ thuật trình bày.
- Sau thuyết trình: đánh giá và theo dõi kết quả.
Trong đó:
- Trước buổi thuyết trình: chuẩn bị
- Tìm hiểu đối tượng nghe: Họ là người như thế nào? Mức độ hiểu biết của họ về nội dung sắp thuyết trình hay không? Chúng ta sẽ thuyết trình trong điều kiện kiện nào?
- Chuẩn bị bài thuyết trình tốt: bài thuyết trình nên tổ chức theo cấu trúc mở bài, thân bài và kết luận, nên gắn gọn xúc tích và nên có số liệu và hình ảnh dẫn chứng cụ thể.
- Chọn trang phục (ấn tượng ban đầu).
- Chuẩn bị những điểm nhấn: trong 1 bài thuyết trình nếu không có các điểm nhấn thì sẽ không mang lại hiệu quả vì thính giả họ sẽ không biết đâu là trọng tâm cần nắm trong những thông tin mà ta cung cấp.
- Đoán trước câu hỏi: việc này cần thiết cho việc chủ động và tự tin trong thuyết trình, tất nhiên chúng ta không thể đoán trước hết các câu hỏi và trong tình huống đó chúng ta có thể dung các kỹ thuật để xử lý: câu giờ, né tránh, chuyển giao hoặc trả lời sau, …
- Luyện tập: để có thể tự tin và thuyết trình tốt bạn cần chuẩn bị nhiều thứ nhưng quan trọng hơn hết là bạn cần thực hành nó nhiều lần.
- Thư giãn: khi bạn tự tin với bài thuyết trình và tự tin với kỹ thuật cũng như kinh nghiệm về thuyết trình thì việc này “dễ như ăn cháo”.
- Trong buổi tuyết trình: cần kỹ thuật trình bày
Cốt yếu của việc thuyết trình là mang lại hiệu quả, ấn tượng và thuyết phục thính giả và sau đây là các kỹ thuật:
- Tạo ấn tượng theo quy tắc 30 giây của Randy Siegel –Mỹ trong đó 5 nhân tố quan trọng tạo ấn tượng đầu tiên: cử chỉ, điệu bộ, hình thức, tư thế, ánh mắt.
- Kỹ thuật thuyết trình:
- Các kỹ thuật trong lúc thuyết trình:
- Kỹ thuật lên thang (Elevator pitch)
- Thu hút chú ý: kể chuyện, danh ngôn,…
- Đưa ra luận điểm chính
- Cơ sở và mục tiêu
- Giao lưu
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: mặt, tay, tư thế và vận động.
- Sử dụng giọng nói cần điều chỉnh độ trầm bổng và tạo nốt lặng (1-4 giây) để tăng tính kiểm soát và để thính giả thấm nội dung.
- Trả lời câu hỏi (nếu có).
- Đặt câu hỏi.
- Kết thúc.
- Các kỹ thuật trong lúc thuyết trình:
Những lưu ý trong thuyết trình:
|
- Sau thuyết trình: cần đánh giá và theo dõi kết quả
- Đánh giá: nhằm tìm hiểu cái được và chưa được và điều chỉnh qua các phương thức: phiếu đánh giá/ phiếu khảo sát.
- Theo dõi kết quả: gởi thư cảm ơn hoặc gởi tài liệu phụ trợ,…
Đặc điểm của 1 người thuyết trình tốt:
|
Chúc các bạn thuyết trình hiệu quả và thành công.
Đọc thêm kỹ năng giao tiếp để luyện tập kỹ năng mềm một cách thành thạo.
MTM.edu.vn
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]