Câu chuyện “Con cá-Cần Câu-Người ăn xin”-Bạn chính là những gì bạn nghĩ

Khi nghe đến cụm từ “Con cá-Cần câu” chắc bạn nghĩ ngay đến câu nói “Cho người ta cần câu chứ không nên cho con cá” để ví von khi giúp đỡ người khác. Bấy lâu nay thấy đúng nhưng khi mình vô tình đọc câu chuyện này thì lại cảm thấy chưa đủ. Chưa đủ điểm nào bạn biết không? Cùng đọc để nhận ra điều khác biệt.
Đang vui vẻ vì hôm nay “bội thu” câu được nhiều cá, một chàng trai vừa đi vừa hát nhưng bỗng thấy một người đàn ông ăn xin bên đường, thương tình anh chàng bèn lấy 1 con cá trong giỏ ra cho người ăn xin. Vừa đi vừa tự nhủ: “Hôm nay thật là ngày may mắn, vừa câu được nhiều cá vừa làm được một việc thiện”.

Chiều hôm đó, khi “lai rai” với người bạn thân, anh khoe việc mình đã làm nhưng người bạn nghe xong thì đã lắc đầu nói “Cậu làm như vậy rất hay nhưng nếu chỉ cho cá thì người đó ăn hết rồi lấy gì ăn nữa? Nên cho cần câu để người ăn xin đó tự câu lấy mà ăn! Không tin, mai mình với cậu đi xem người ăn xin đó”.

Ngày hôm sau, hai người bạn rủ nhau đi câu sớm, khi về lại gặp người ăn xin đó đang bị cơn đói hành hạ, lần này họ tiếp tục tặng một con cá cho người đàn ông lót dạ và cần câu để người đàn ông có thể tự “kiếm cơm”. Cả hai trở về vui vẻ vì hôm nay đã làm được việc tốt, vừa giúp người ăn xin thoát khỏi cơn đói hành hạ vừa giúp cần câu cơm thoát khỏi bị cơn đói hành hạ trong tương lai.

Trên đường về, họ cùng gặp một anh bạn và hào hứng kể lại câu chuyện này nhưng lại bị tạt gáo nước lạnh “Không chỉ cách câu lấy gì người đó biết câu? Hồi giờ ông đó chỉ làm ăn xin thôi mà?”.

Ngày hôm sau, cả ba lại cầm cần câu lên và đi, khi về, gặp phải người ăn xin, lần gặp này họ không thấy người đàn ông nướng cá như họ tưởng tuợng mà lại giống như lời nói của người thứ 3, bị cơn đói hành hạ tiếp và đang năn nỉ 3 người thanh niên giúp đỡ. Quyết giúp đến cùng, 3 chàng trai lần này cho cá để ăn lót dạ, cần câu để tự đi câu và cẩn thận hơn khi chỉ cách để người đàn ông cách câu để cá dính câu.
Picture
Cả 3 vui vẻ trở về và cảm thấy lần này chắc chắn người ăn xin này sẽ có những ngày tháng vui vẻ trong tương lai, nhưng khi họ khoe với một ông lão ngư dân, ông lão chỉ nói một câu làm ba chàng trai chưng hửng “Vô ích thôi các chàng trai!”. Các chàng trai đồng loạt phản bác “Ông ơi! Ông nói làm sao chứ đã cho người ăn xin cần câu và chỉ cách câu cá rồi mà vô ích là thế nào vậy ông?”

Ông lão trả lời “Ta rủ ông ấy đi câu chung để ông đó tập cách tự kiếm ăn nhưng…người ăn xin đó nói với ông một câu mà ông nghĩ suốt đời người đó chỉ có thể làm ăn xin”.

Một người ăn xin yêu nghề, đó là câu mà mình kết luận xong khi đọc câu chuyện này, người ăn xin chỉ nghĩ cách xin ăn lúc đói lúc no thôi thì làm sao mà có thể làm được việc khác? Khi đọc câu chuyện này, bỗng nhớ đến câu “Suy nghĩ tạo ra hành động, hành động tạo ra thói quen, thói quen tạo ra tính cách, tính cách tạo ra số phận” là một câu mà mình khá tâm đắc và cảm thấy khá đúng.

Chính ông ăn xin ấy tự giết mình khi chỉ biết nhốt mình trong suy nghĩ rằng ngoài ăn xin ra ông ấy không thể làm được gì dù được người khác “cầm tận tay-Day tận mặt” cách để kiếm ăn no bụng. Bạn cũng vậy, hãy bước khỏi cái lồng đang nhốt suy nghĩ như người ăn xin, bạn sẽ thấy điều khác biệt “Bạn chính là những gì bạn nghĩ”.

Bút Mới.

Nguồn: Văn Hóa Phật Giáo

Trả lời