Phương pháp Quản lý Theo Mục tiêu (Management by Object/MBO)

Quản lý Theo Mục tiêu (management by object/MBO) là phương pháp quản lý theo những trạng thái, cột mốc mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian xác định.

Vai trò của MBO:

  • Là phương tiện để đạt được mục đích.
  • Nhận dạng được các ưu tiên làm cơ sở lập kế hoạch hoạt động và phân bổ các nguồn lực.
  • Thiết lập các tiêu chuẩn thực hiện/hoạt động.
  • Hấp dẫn các đối tượng hữu quan (cổ đông, khách hàng, nhân viên…).
  • Quyết định hiệu quả hoạt động của DN.

Lợi ích:

  • Khuyến khích tính chủ động sáng tạo của cấp dưới tham gia vào việc lập mục tiêu.
  • Kiểm soát dễ hơn.
  • Tổ chức được phân định rõ ràng.
  • Có sự cam kết của cấp dưới về yêu cầu, hiệu quả công việc của họ.

Khó khăn:

  • Sự thay đổi của môi trường có thể tạo ra các lỗ hổng.
  • Tốn kém thời gian.
  • Cần môi trường nội bộ lý tưởng.
  • Một số mục tiêu có tính ngắn hạn.
  • Sự nguy hiểm của tính cứng nhắc do ngần ngại thay đổi mục tiêu.

Các bước triển khai MBO:

  1. Các phương pháp triển khai.
  • Phương pháp 1: Triển khai từ cấp công ty à cấp bộ phận. Phương pháp này nhanh về mặt thời gian nhưng lại không khuyến khích các bộ phận tham gia vào hoạch định mục tiêu công ty.
  • Phương pháp 2: Triển khai từ dưới lên. Phương pháp này khuyến khích được các bộ phận nhưng lại chậm và có khi kết quả tổng hợp lại không phù hợp với mong muốn của BGĐ.
  1. Dự thảo mục tiêu cấp cao.
logo_80x60_80

“Đặt mục tiêu sao cho đủ cao để với và đủ gần để tới”

MTM.edu.vn

  • Xác định các mục tiêu chung của toàn công ty.
  • Xác định vai trò của các đơn vị cấp dưới tham gia vào việc thực hiện mục tiêu.
  • Đây là các mục tiêu dự kiến, nó có thể được xem xét và điều chỉnh với các mục tiêu của cấp dưới.
  1. Xác định mục tiêu cấp dưới
  • Cấp trên thông báo cho cấp dưới về các mục tiêu, chiến lược của công ty.
  • Cấp trên cùng với cấp dưới bàn bạc thảo luận về những mục tiêu mà cấp dưới có thể thực hiện.
  • Cấp dưới đề ra mục tiêu và cam kết với cấp trên, được cấp trên duyệt và thông qua.
  • Cấp trên đóng vai trò là cố vấn kiên nhẫn, khuyến khích cấp dưới đề ra mục tiêu.
  • Mục tiêu được đề ra phải do sự chủ động của cấp dưới.
  • Mục tiêu đưa ra phải hỗ trợ tốt cho mục tiêu cao hơn và hỗ trợ tốt cho các mục tiêu của các bộ phận khác.
  1. Thực hiện mục tiêu:
logo_80x60_80

Với mục tiêu “quá sức” thì có 2 khả năng xảy ra đối với người thực thi mục tiêu:

  1. Họ sẽ bỏ đi sau 1 quá trình chiến đấu.
  2. Họ sẽ tìm “mọi cách” để đạt số.
  • Cấp trên cung cấp các điều kiện và phương tiện cần thiết cho cấp dưới.
  • Cấp dưới chủ động sáng tạo xây dựng và thực hiện kế hoạch.
  • Cấp trên nên trao quyền hạn tối đa cho cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ.
  1. Tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh.
  • Cấp trên định kỳ phải tiến hành kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới nhằm điều chỉnh hoặc giúp đỡ kịp thời.
  • Ngay từ khâu hoạch định, cấp trên nên thiết lập một số điểm kiểm soát trọng yếu để dễ dàng theo dõi việc thực hiện mục tiêu.
  • Việc kiểm tra ở đây chỉ giúp cấp dưới thực hiện tốt hơn, không đưa ra sự đánh giá và kết luận.
  1. Tổng kết và đánh giá.
  • Căn cứ mục tiêu đã cam kết và kết quả thực tế, cấp trên sẽ đánh giá công việc của cấp dưới.
  • Thành tích của cấp dưới sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành mục tiêu đã cam kết.

Các hỗ trợ trong việc thực hiện MBO:

  1. Xây dựng chính sách:
  • Các chính sách được hiểu là các nguyên tắc chủ đạo, phương pháp để hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu.
  • Chính sách được hiểu đơn giản là công cụ hỗ trợ thực hiện mục tiêu.
  • Chính sách thường là những phạm vi, cơ chế bắt buộc và những giới hạn cho các hành vi để thưởng phạt cho các hành vi cư xử của CNV.
  1. Phân bổ các nguồn lực.

     Phân bổ nguồn lực theo phương pháp 5M

  • Man      = nguồn nhân lực.
  • Money   = Tiền bạc
  • Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng.
  • Machine = máy móc/công nghệ.
  • Method  = phương pháp làm việc.

MTM.edu.vn

logo_80x60_80

Trả lời